Tạo điều kiện cho hơn 300 tàu cá ‘3 không’ được đăng ký

Tỉnh Tiền Giang tạo điều kiện cho 301 tàu cá '3 không' được đăng ký theo quy định.
Tỉnh Tiền Giang tạo điều kiện cho 301 tàu cá ‘3 không’ được đăng ký theo quy định. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Tiền Giang vừa ký quyết định công bố danh sách 301 tàu cá thuộc diện ‘3 không’ được đăng ký theo quy định.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang công bố danh sách 301 tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho trước ngày 6/5/2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang hoạt động không đủ thành phần hồ sơ để được đăng ký theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thông báo rộng rãi danh sách các tàu cá được phê duyệt.

Đồng thời, căn cứ danh sách này để kiểm tra cấp giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với tàu thuộc diện phải đăng kiểm) theo đúng quy định. Các tàu cá được đăng ký phải thuộc các loại ngành nghề khai thác không thuộc danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được Ban hành tại Phụ lục II kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ NN-PTNT.

Theo danh sách, hiện số tàu cá đủ điều kiện thực hiện đăng ký là 118 tàu. Còn lại 183 tàu cá hành nghề, ngư cụ cấm chưa đủ điều kiện thực hiện đăng ký. Đối với tàu loại này cần phải thực hiện chuyển sang hành nghề không cấm hoặc cải hoán sửa vỏ, nâng cấp chiều dài lớn nhất lên từ 12m đến dưới 15m để chuyển sang vùng được phép khai thác (vùng lộng) mới được đăng ký cấp phép theo quy định.

Minh Đảm (Báo Nông Nghiệp Việt Nam)

Bài viết liên quan

Làm chủ công nghệ nuôi cá chim vây vàng trên biển

Sau thời gian tiếp nhận quy trình và ươm nuôi cá chim vây vàng, đến nay, Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Phú Yên do Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (TP Tuy Hòa) chủ trì thực hiện, đã làm chủ được công nghệ giống và công nghệ nuôi cá chim vây vàng, một loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng nuôi công nghiệp bằng lồng HDPE trên các vùng biển của tỉnh.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật