Việc lạm dụng kháng sinh phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản là một thói quen chăn nuôi ở nước ta. Điều này đã dẫn tới tình trạng kháng thuốc của các loài động vật thủy sản và làm môi trường nuôi ngày càng bị nhiễm độc chất. Việt Nam hiện đang tiêu thụ những sản phẩm không chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn dân và tương lai rất gần mọi người Việt sẽ bị kháng thuốc từ nguồn thực phẩm đầu vào rất nguy hại.
Việc cải tiến quy trình nuôi, thay đổi thói quen lạm dụng kháng sinh nhằm tạo giá trị chất lượng cho thủy sản của Việt Nam, đồng thời giúp người chăn nuôi bền vững là một yêu cầu cấp bách. Việc nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất từ thảo dược nano từ thiên nhiên vào điều trị bệnh trên động vât thủy sản là một hướng đi an toàn, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, là một mắc xích trong quy trình nuôi trồng thủy sản bền vững.
Thảo dược được xem là hướng phát triển bền vững
Đối với kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản mật độ cao, việc tiếp nhận lượng kháng sinh vào cơ thể quá mức và được lặp lại nhiều lần sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, sức miễn dịch giảm, các chủng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc trở nên mạnh hơn dẫn đến nguy cơ dịch bệnh ngày càng khó điều trị và dể bùng phát.
Tốc độ tăng trưởng trên động vật thủy sản có thể bị giảm đi, do tích tụ độc tố từ kháng sinh khi sử dụng liên tục trong thời gian dài mà cơ thể chưa kịp đào thải dẫn đến các tình trạng như teo gan, cứng gan làm tôm chậm lớn, giảm đáng kể tốc độ phát triển của đàn cá con khi sử dụng kháng sinh vào giai đoạn cá còn nhỏ,…
Việc lạm dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với hoạt động chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đã để lại những tác động tiêu cực. Trong xu hướng nuôi trồng bền vững, sản xuất ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, thảo dược hội tụ đủ các thành phần hoạt tính giúp chống lại oxy hóa, diệt vi khuẩn, virus, các kí sinh trùng, tăng cường hệ miễn dịch và kích thích tăng trưởng, v.v.
Việc sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả điều trị cao, có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh, giúp nâng cao giá trị thủy sản xuất khẩu.
Dưới đây là danh sách tổng hợp một số loại thảo dược không chỉ thành công trong y học mà còn được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả khi áp dụng vào thủy sản hiện nay
1. Củ nghệ và hoạt chất Curcumin
Nghệ là loài cây thân thảo sống lâu năm và có củ dưới mặt đất. Trong củ nghệ chứa hoạt chất curcumin bản chất là một polyphenol hydrophobic, được biết đến là chất chống oxi hóa, có khả năng kháng viêm, kháng virus, vi khuẩn và kí sinh trùng.
Trong thủy sản, curcumin được nghiên cứu có vài trò quan trong trong việc điều hòa miễn dịch, tăng cường khả năng thực bào, chống lại vi khuẩn và kí sinh trùng ở cá. Ức chế một số loài Vibrio spp gây bệnh trên tôm, tăng tỷ lệ sống, tăng hệ số chuyển đổi thức ăn và tốc độ sinh trưởng của tôm nuôi.
2. Tỏi tươi và tỏi đen
Tỏi được xem như một chất kháng sinh tự nhiên và allicin được cho là hoạt chất mạnh nhất có tác dụng gấp 4 – 5 lần so với tỏi tươi thông thường. Nhưng allicin trong tỏi tươi chưa tồn tại cho đến khi bị nghiền nát hoặc trãi qua quá trình lên men trong nhiệt độ từ 60-90oC thì hoạt chất allicin mới xuất hiện (tỏi đen).
Tác dụng ứng chế các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá nước ngọt như Streptococcus agalactiae, Aeromonas hydrophila, Staphylococcus aureus,… giúp kháng các kí sinh trùng đường ruột, kháng nấm, thúc đẩy hoạt động thực bào làm tăng tính năng miễn dịch. Ở tôm khi được bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn giúp tôm tăng đề kháng bệnh tốt, duy trì ổn định hệ tiêu hóa, tăng chức gan, giúp hấp thu tốt từ đó tăng trưởng và tăng tỷ lệ sống.
3. Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên được biết đến trong y học nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh, chống viêm, chống oxy hóa và dùng trong điều trị ung thư ở người.
Trên thủy sản xuyên tâm liên được nghiên cứu và ghi nhận hiệu quả trong điều trị bệnh viêm ruột cho cá trắm và bệnh xuất huyết, lồi mắt do khuẩn Streptococcus trên cá rô phi. Bổ sung xuyên tâm liên vào thức ăn lượng vừa đủ khả năng kháng bệnh của cá đối bệnh xuất huyết và lồi mắt được tăng lên đáng kể.
4. Cà gai leo
Cà gai leo là vị thuốc có tác dụng điều trị các bệnh về gan được sử dụng nhiều trong nuôi tôm nhờ chứa các thành phần như alkaloid, flavonoid, hoạt chất glycoalcaloid và các acid amin giúp kháng virus, kháng viêm hiệu quả, ức chế vi khuẩn gây bệnh trên gan tụy. Giúp thải độc và chống oxy hóa tốt hỗ trợ tôm tăng cường miễn dịch, gia tăng tỷ lệ sống và phòng ngừa các bệnh về gan tụy cho tôm.
5. Diệp hạ châu
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa là một loại thảo dược dùng trong điều trị các bệnh về gan nhờ chứa các hợp chất quan trọng như polyphenols, flavonoids, triterpenes, ankaloids, lignans, các sterol… được xác định có nhiều đặc tính dược lý đối với một số tác một số tác nhân gây bệnh trên gan như vi khuẩn, virus.
Ngoài ra, diệp hạ châu còn có tác dụng phòng chống nấm, kháng viêm, chống oxy hóa, tăng miễn dịch bảo vệ tế bào gan và sử dụng nhằm mục đích cải thiện tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống, chống stress, kích thích sự thèm ăn trên tôm và còn được sử dụng như một loại thuốc giải giúp đào thải chất độc tích tụ ở gan tôm khi dùng kháng sinh trong thời gian dài.
6. Mật nhân
Mật nhân hay còn gọi là cây bá bệnh, từ cái tên có thể nói lên đây là một loại thảo dược quý, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây mật nhân có tác dụng thải độc gan tốt, chống kí sinh trùng, thúc đẩy nhanh tốc độ tái tạo các tế bào gan khi bị tổn tương. Do đó việc ứng dụng mật nhân bổ sung vào khẩu phần ăn cho thủy sản trong nuôi thâm canh giúp phòng bệnh hiệu quả, làm giảm sự ảnh hưởng của kháng sinh trong tế bào gan đi một cách đáng kể.
7. Mã đề
Mã đề – một trong những loại thảo dược dùng trong điều trị các bệnh về viêm gan, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn giúp các vết loét hoặc tổn thương mau chóng hồi phục.
8. Nhọ nồi
Nhọ nồi hay còn được gọi là cây cỏ mực chứa thành phần kháng sinh thực vật khá tốt hiệu quả trong phòng trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột trên tôm, phòng ngừa bệnh xuất huyết trên cá và viêm ruột.
9. Hoàng đằng
Hoàng đằng nổi tiếng là vị thuốc quý trong y học việt nam được chứng minh qua nhiều công dụng trong điều trị các bệnh về viêm nhiễm và giải độc. Chính vì mang lại nhiều lợi ích tích cực nên hoàng đằng đã được nghiên cứu và ứng dụng trong điều chế thuốc thủy sản bổ sung vào khẩu phần ăn trong nuôi tôm giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh, điều trị các bệnh về gan và đường ruột tốt, giúp thải độc, kháng nấm và kháng viêm hiệu quả.
10. Bồ công anh
Việc bổ sung chất dinh dưỡng từ bồ công anh giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng hấp thu ruột trên động vật thủy sản hiệu quả nhờ thành phần chứa nhiều protein và chất xơ. Khả năng miễn dịch ruột được tăng lên đáng kể nhờ chứa chống oxy hóa có trong thành phần từ bồ công anh.
Ngoài ra, bồ công anh giàu canxi và vitamin K rất cần cho sự hình thành lớp vỏ kitin thúc đẩy tăng trưởng tốt.
11. Hoa cúc
Chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như tannin, chất nhầy, flavonoid, axit hữu cơ và inulin hỗ trợ tiêu hóa. Việc bổ sung hoa cúc vào khẩn phần ăn giúp tăng trưởng nhờ vào kích thích phát triển của hệ vi sinh đuờng ruột từ đó tăng khả năng tiêu hóa và hiệu quả sự dụng thức ăn.
Phương pháp bào chế thảo dược nano giúp tăng hiệu quả phòng, trị bệnh trên động vật thủy sản
Theo các nghiên cứu, khi thảo dược được bào chế bằng phương pháp thông thường như nấu hay nghiền nhỏ thì cấu trúc phân tử của các hoạt chất này thường ở kích thước rất lớn nên còn tồn tại nhiều nhược điểm là khó tan trong nước, khó hấp thu vào máu và các tế bào, thông thường chỉ hấp thu được lượng rất ít vào cơ thể.
Ngoài ra, các hoạt chất thường dễ bị phân hủy bởi lượng acid tiêu hóa trong ruột nên động vật thủy sản chỉ hấp thu được rất ít, phần còn lại sẽ bị đào thải thông qua gan, thận và dạ dày.
Do vậy việc bào chế thảo dược ở dạng nano đã giúp các hoạt chất dễ dàng phân tán nhanh trong nước, xâm nhập sâu đến tế bào đích để ngăn chặn, phục hồi và tái tạo lại các tế bào bị bệnh. Thảo dược ở dạng nano làm tăng độ hấp thu lên đến 95% hiệu quả vượt trội hơn so với việc sử dụng thảo dược ở dạng thông thường.
Công nghệ Nano cắt nhỏ các hoạt chất có trong thảo dược thành các hạt có kích thước siêu nhỏ này. Các hạt nano được bảo vệ bởi màng nano nên không bị chuyển hóa thành chất khác.
Như vậy thì việc bào chế thảo dược ở dạng nano ưu việt hơn hẳn cả về thành phần hoạt chất, độ phân tán, khả năng xâm nhập, mang lại hiệu quả cao đặc biệt đối với cơ thể động vật thủy sản, là hướng đi mới, mang lại hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh.