Nuôi nghêu giúp ngư dân vùng ven biển ổn định cuộc sống

nuoi ngheu giup ngu dan vung ven bien on dinh cuoc song hinh anh 1

Thu hoạch nghêu tại HTX Thừa Đức, huyện Bình Đại

Từ đầu năm đến nay, ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đạt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt mô hình nuôi nghêu thương phẩm thuận lợi, giúp ngư dân ổn định cuộc sống.

Theo UBND huyện Bình Đại, diện tích nuôi trồng nhuyễn thể của huyện hiện có hơn 3.100 ha. Trong 6 tháng qua, sản lượng khai thác khoảng 10.600 tấn; trong đó sản lượng nghêu thương phẩm tại 2 hợp tác xã thủy sản Đồng Tâm (xã Thừa Đức) và Rạng Đông( xã Thới Thuận) khai thác đạt sản lượng hơn 2.400 tấn, đạt doanh thu trên 59 tỷ đồng.

Những tháng đầu năm nay, có xảy ra hiện tượng nghêu chết do độ mặn và nhiệt độ tăng cao, nhưng nhờ áp dụng các biện pháp ứng phó có hiệu quả, đầu ra con nghêu thuận lợi với giá trên dưới 30.000 đồng/kg nên mô hình nuôi nghêu có lãi khá, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn ngư dân.

Tại 2 Hợp tác xã Đồng Tâm và Rạng Đông đều duy trì chi “trả lương” hàng tháng cho xã viên; tình hình an ninh trật tự vùng bãi nghêu ổn định, đã ngăn chặn tình trạng “nghêu tặc”.

nuoi ngheu giup ngu dan vung ven bien on dinh cuoc song hinh anh 2

Nghề nuôi nghêu tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân vùng biển

Ông Võ Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Đại cho biết: “Nói chung bà con xã viên của 2 HTX nuôi nghêu có cuộc sống ổn định. Ngoài việc chia tiền nghêu, mỗi lần khai thác người dân còn có cái phiếu đi bắt nghêu, khai thác. Do đó HTX tính tiền riêng, mỗi phiếu bắt bao nhiêu thùng nghêu, mỗi thùng bao nhiêu tiền, nhiều tiền hơn tiền chia. Người dân còn có đất giồng canh tác, nuôi tôm, làm muối đủ ngành nghề”.

Nhật Trường/VOV-ĐBSCL 

Bài viết liên quan

Làm chủ công nghệ nuôi cá chim vây vàng trên biển

Sau thời gian tiếp nhận quy trình và ươm nuôi cá chim vây vàng, đến nay, Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Phú Yên do Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (TP Tuy Hòa) chủ trì thực hiện, đã làm chủ được công nghệ giống và công nghệ nuôi cá chim vây vàng, một loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng nuôi công nghiệp bằng lồng HDPE trên các vùng biển của tỉnh.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật