Làm chủ công nghệ nuôi cá chim vây vàng trên biển

Sau thời gian tiếp nhận quy trình và ươm nuôi cá chim vây vàng, đến nay, Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Phú Yên do Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (TP Tuy Hòa) chủ trì thực hiện, đã làm chủ được công nghệ giống và công nghệ nuôi cá chim vây vàng, một loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng nuôi công nghiệp bằng lồng HDPE trên các vùng biển của tỉnh.

Đây là dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi, với tổng kinh phí thực hiện 10 tỉ đồng, trong đó nguồn ngân sách KH&CN trung ương hỗ trợ hơn 4,1 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng của doanh nghiệp.

Mục tiêu của dự án là ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN, xây dựng mô hình sản xuất giống cá chim vây vàng và mô hình nuôi thương phẩm trong lồng bè theo công nghệ Na Uy phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên.

Đồng thời, dự án tiếp nhận thành công quy trình sản xuất giống và quy trình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng bè theo công nghệ Na Uy; đào tạo được 7 kỹ thuật viên sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng quy mô công nghiệp; tập huấn cho 100 hộ dân thúc đẩy phát triển phong trào nuôi cá biển ở vùng khơi xa phù hợp định hướng nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Song song đó, dự án xây dựng một mô hình sản xuất giống cá chim vây vàng từ trứng cá đã thụ tinh đến cá bột, cá hương, cá giống tạo ra con giống đạt chất lượng, với công suất 1,2 triệu con giống/năm.

Ngoài ra, dự án xây dựng một mô hình nuôi cá chim vây vàng gồm: 6 lồng bè HDPE dùng ương nuôi cá giống cỡ từ 6-7cm lên 8-10cm để nuôi thương phẩm; 4 lồng bè bằng vật liệu nhựa HDPE công nghệ của Na Uy sử dụng cho cá ăn tự động, với năng suất bình quân 30 tấn/vụ.

Dự án này sẽ mở ra một hướng đi mới, giúp người nuôi phát triển bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro cho ngư dân, hạn chế dịch bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời, dự án cũng nhằm đa dạng đối tượng nuôi biển và mở ra hướng phát triển theo hướng nuôi công nghiệp của tỉnh; góp phần phát huy hiệu quả mặt nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân và tạo sản phẩm chất lượng, an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phóng viên Báo Phú Yên ghi lại quy trình làm chủ công nghệ ươm và nuôi cá chim vây vàng thương phẩm tại Phú Yên.

Chủ nhiệm dự án và các đơn vị chuyển giao công nghệ đang kiểm tra cá giống trong bể tại trại giống. Ảnh: LỆ VĂN
Chủ nhiệm dự án và các đơn vị chuyển giao công nghệ kiểm tra cá giống trong bể tại trại giống
Đoàn kiểm tra của Bộ KH&CN kiểm tra các bể nuôi cá giống của Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng. Ảnh: LỆ VĂN
Đoàn kiểm tra của Bộ KH&CN kiểm tra các bể nuôi cá giống của Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng
Công nhân Công ty CP Thủy sản Tôm vàng đang tiến hành vận chuyển cá giống. Ảnh: LỆ VĂN
Công nhân Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng tiến hành vận chuyển cá giống
Vận chuyển cá giống ra nuôi thương phẩm ở Cù Lao Mái Nhà (huyện Tuy An). Ảnh: LỆ VĂN
Vận chuyển cá giống ra nuôi thương phẩm ở Cù Lao Mái Nhà (huyện Tuy An)
Kiểm tra sức khẻo cá chim vây vàng ở Cù Lao Mái Nhà.  Ảnh: LỆ VĂN
Kiểm tra sức khỏe cá chim vây vàng ở Cù Lao Mái Nhà
Công nhân chăm sóc cá chim vây vàng thương phẩm bằng lồng HDPE ở Cù Lao Mái Nhà. Ảnh: LỆ VĂN
Công nhân chăm sóc cá chim vây vàng thương phẩm bằng lồng HDPE ở Cù Lao Mái Nhà

 

Văn Tài – Báo Phú Yên

Bài viết liên quan

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên

Khu nuôi tôm 7 ha của ông Huỳnh Thanh Sự (thường gọi là Chín Lam) ở xã Tân Thanh, được quy hoạch khoa học với ao lắng, ao giống và khu nuôi chính. Mỗi năm, ông thu hoạch gần một tấn tôm và lượng cua biển đáng kể, trở thành mô hình mẫu được nhiều hộ trong vùng đến học hỏi.

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật