
Chi phí bảo quản thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm một tỷ lệ đáng kể. Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, sự phát triển và giá trị kinh tế của tôm trong mỗi vụ nuôi. Việc bảo quản thức ăn trong nuôi tôm một cách hợp lý. Cũng là yếu tố then chốt quyết định đến thành công và lợi nhuận của người nuôi tôm.
Vậy, làm thế nào để sử dụng và bảo quản thức ăn trong nuôi tôm một cách hiệu quả? Hãy cùng Nano Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Phụ lục
ToggleCách bảo quản thức ăn trong nuôi tôm
Để thành công trong nuôi tôm, không chỉ kỹ thuật mà cách bảo quản thức ăn trong nuôi tôm cũng đóng vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng. Bảo quản thức ăn trong nuôi tôm đúng cách giúp thức ăn giữ nguyên dinh dưỡng. Tránh lãng phí và hạn chế các tác nhân gây bệnh cho tôm.
Chất lượng thức ăn thường ảnh hưởng như thế nào trong nuôi tôm?
Chất lượng thức ăn trong quá trình nuôi tôm đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của vụ nuôi. Chất lượng thức ăn có tác động trực tiếp đến sự phát triển của tôm. Khi lượng thức ăn cung cấp cho tôm tăng lên, tôm sẽ tích lũy được nhiều năng lượng hơn, từ đó thúc đẩy quá trình sinh trưởng.
Cách bảo quản thức ăn trong nuôi tôm
Đối với các loại thức ăn nuôi tôm dạng viên hoặc thức ăn bổ sung. Nông dân nên lựa chọn sản phẩm từ các doanh nghiệp có công bố rõ ràng về hàm lượng và chất lượng theo quy định. Nằm trong danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, đã được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả.
Khi sử dụng thức ăn mới, cần kiểm tra kỹ lưỡng thành phần định lượng cũng như các chất cấm có thể có trong thức ăn nếu có nghi ngờ. Khi mua thức ăn từ các đại lý, nông dân nên chọn những lô hàng còn nguyên vẹn bao bì, không bị ẩm ướt và hạn sử dụng còn ít nhất 30 ngày.

Nhãn mác trên bao bì thức ăn nuôi tôm phải phù hợp với công bố chất lượng, và cần lấy mẫu để kiểm tra các chất cấm nghi ngờ. Nếu tất cả các yêu cầu đều được đáp ứng và kết quả kiểm tra các chất cấm như: Chloramphenicol, Nitrofurans, Aflatoxin, Desamethazone cho kết quả âm tính, thì nông dân mới nên đưa vào kho lưu trữ.
Kho chứa thức ăn cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, có khả năng ngăn chặn động vật gây hại và không bị thấm nước. Đối với các loại thức ăn riêng biệt, cần được sắp xếp ngay ngắn trên các pallet cao tối thiểu 10cm. Thức ăn viên phải được phân loại theo từng mã số cụ thể, trong khi thức ăn bổ sung cần được xếp riêng vào từng loại pallet.
Tất cả các loại thức ăn trong kho phải có đầy đủ nhãn hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Các loại thức ăn cần được đặt cách tường 10cm và để lại lối đi thuận tiện cho việc xuất nhập. Những thức ăn không sử dụng hết trong một lần cần được đóng kín nắp hoặc buộc chặt và bảo quản đúng cách theo quy định.
Cách sử dụng thức ăn và bảo quản thức ăn trong nuôi tôm hiệu quả
Việc sử dụng thức ăn một cách hợp lý trong quá trình nuôi tôm là yếu tố quyết định đến thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Người nuôi cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của tôm, lựa chọn loại thức ăn phù hợp và quản lý chế độ cho ăn một cách khoa học để đạt được kết quả tối ưu.

Quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng:
Khi tiến hành nuôi tôm, người nuôi cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện sống của tôm. Cụ thể như sau:
- Protein: Tương tự như các loại động vật thủy sản khác, Protein đóng vai trò là nguồn năng lượng chính cho tôm. Đối với tôm thẻ chân trắng, nhu cầu về Protein dao động từ 30-35%, trong đó hàm lượng Protein có thể cao hơn ở giai đoạn tôm nhỏ. Các loại bột cá, bột tôm, bột mực chứa hàm lượng protein từ 40-85% và cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu, đồng thời giàu axit béo không no (HUFA) phù hợp với khả năng tiêu hóa của tôm. Do đó, khi lựa chọn thức ăn, người nuôi cần xem xét không chỉ hàm lượng protein mà còn cả thành phần nguyên liệu của sản phẩm.
- Khoáng: Tôm có nhu cầu về khoáng đa lượng, đặc biệt là Canxi và Photpho, cao hơn so với một số loài động vật thủy sản khác do quá trình lột xác. Thực tế cho thấy, tôm có khả năng hấp thụ khoáng chất trực tiếp qua mang từ môi trường nước, vì vậy nhu cầu bổ sung khoáng cho tôm cũng phụ thuộc vào điều kiện sống. Trong thức ăn, mức bổ sung canxi tối đa là 2,3%, photpho từ 1-2%, và NaCl từ 1-2%.
- Lipid: Tôm không sản xuất muối mật và axit mật, do đó khả năng tiêu hóa Lipid bị hạn chế. Vì vậy, hàm lượng Lipid trong thức ăn nên được duy trì dưới 10%.
Lựa chọn và bảo quản thức ăn trong nuôi tôm:
Khi lựa chọn thức ăn cho tôm, điều đầu tiên cần chú ý là màu sắc và mùi hương đặc trưng của sản phẩm. Màu sắc nên nằm trong khoảng từ vàng nâu đến nâu, kèm theo mùi hương đặc trưng của nguyên liệu chế biến, không có mùi ẩm mốc hay mùi lạ khác. Thức ăn phải đảm bảo không bị vón cục và có độ đồng đều cao, với các viên thức ăn được chia thành 6 loại để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm
Trong giai đoạn tôm từ 0,1 – 8g, người nuôi có thể sử dụng thức ăn dạng mảnh hoặc viên. Thức ăn viên nên có hình trụ, bề mặt nhẵn mịn và kích thước thích hợp. Bên cạnh đó, thức ăn đạt tiêu chuẩn chất lượng phải có tỷ lệ vụn nát dưới 1%. Để xác định tỷ lệ này, người nuôi có thể lấy 100-200g thức ăn và rây qua lưới có kích thước lỗ bằng 40% so với kích thước đồng đều của thức ăn. Sau đó, cân toàn bộ phần đã lọt qua rây và tính toán phần trăm.
Độ bền trong bảo quản thức ăn trong nuôi tôm
Ngoài màu sắc và mùi hương đặc trưng, để bảo quản thức ăn trong nuôi tôm chất lượng còn cần có độ bền tốt. Độ bền là một yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến thức ăn cho tôm. Người nuôi có thể kiểm tra độ bền bằng cách cho 5g thức ăn vào cốc thủy tinh chứa nước trong và để yên trong vài phút. Sau đó, cứ mỗi 15 phút, dùng đũa khuấy nhẹ một vài vòng và quan sát.

Nếu đa số các viên thức ăn vẫn giữ nguyên hình dạng và có thể nhấc lên nhẹ nhàng mà không bị vỡ thì chứng tỏ thức ăn chưa bị rã. Độ bền của viên thức ăn được tính bằng thời gian quan sát kể từ khi thả thức ăn vào cốc thủy tinh cho đến khi hầu hết các viên vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Theo tiêu chuẩn quy định, độ bền không được nhỏ hơn 2 giờ.
Quản lý, sử dụng và bảo quản thức ăn trong nuôi tôm:
Quản lý việc cho ăn là giai đoạn cuối cùng trong quy trình sử dụng thức ăn cho tôm. Việc này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm:
Yếu tố môi trường:
Một số điều kiện môi trường trong nước ao nuôi có tác động đến việc cho tôm ăn. Trong đó, hàm lượng oxy hòa tan và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng cần được chú ý.
Tôm sẽ giảm lượng thức ăn khi nồng độ oxy trong ao dưới 4 ppm và sẽ ngừng ăn nếu nồng độ này xuống dưới 2 ppm. Nhiệt độ nước lý tưởng cho tôm là từ 28-30°C; nếu nhiệt độ giảm xuống còn 20°C, lượng thức ăn nên giảm khoảng 30% so với mức trung bình.
Trước khi cho tôm ăn, cần kiểm tra nhiệt độ nước trong ao. Nếu nồng độ oxy hòa tan và nhiệt độ chưa đạt yêu cầu, bà con nên chờ ít nhất 1 giờ sau khi có ánh sáng mặt trời chiếu xuống ao trước khi tiến hành cho tôm ăn bữa đầu tiên trong ngày.

Hoạt động của tôm:
Cần theo dõi cường độ bắt mồi của tôm hàng ngày và số lần cho ăn để có điều chỉnh kịp thời. Việc chài tôm là phương pháp hiệu quả để theo dõi lượng thức ăn cũng như sức khỏe của tôm. Mỗi ao nên chài từ 4-8 vị trí cố định, thực hiện chài trước khi cho ăn khoảng 30 phút và thường xuyên kiểm tra tình trạng ruột tôm.
Nếu ruột tôm có màu thức ăn, điều này cho thấy thức ăn đang dư thừa. Nếu ruột tôm vừa có màu thức ăn vừa có màu bùn đen, tức là lượng thức ăn đủ. Ngược lại, nếu toàn bộ ruột tôm có màu đen thì đó là dấu hiệu thiếu thức ăn. Việc tăng hoặc giảm lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh vào bữa ăn tiếp theo dựa trên kết quả chài kiểm tra hôm trước, giúp xác định chính xác lượng thức ăn cho từng bữa.
Phương pháp cho ăn:
Khác với cá, tôm thường không di chuyển xa để tìm kiếm thức ăn mà thường ở cố định một chỗ. Do đó, cần phân bổ thức ăn đều khắp ao và các khu vực mà tôm sinh sống.
Người nuôi có thể cho tôm ăn bằng tay hoặc máy cho ăn. Việc sử dụng máy cho ăn mang lại lợi ích như cho tôm ăn nhiều lần trong ngày và đúng thời điểm. Đồng thời giúp kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn.
Số lần cho ăn:
Do tôm có tốc độ ăn chậm và liên tục, người nuôi nên chia nhỏ số lần cho ăn trong ngày. Trong tháng đầu tiên, nên cho tôm ăn khoảng 2-3 lần, từ các tháng tiếp theo có thể tăng lên khoảng 4-5 lần để đảm bảo tôm tiêu thụ hết lượng thức ăn, giảm thiểu lãng phí và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Việc bảo quản thức ăn trong nuôi tôm tốt và sử dụng thức ăn phù hợp với đủ lượng và chất sẽ giúp tôm phát triển nhanh chóng, giảm chi phí sản xuất. Hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Kết luận
Việc bảo quản thức ăn trong nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng dinh dưỡng và tối ưu hiệu quả chăn nuôi. Bà con cần lưu ý bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm mốc để hạn chế tình trạng thức ăn bị hư hỏng hay mất chất. Hy vọng với những chia sẻ từ Nano Vietnam Technology chúc bà con sẽ áp dụng thành công và nâng cao năng suất ao nuôi.
Minh – Nano Vietnam Technology