BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TÔM VỤ ĐÔNG

Tôm nuôi vụ đông luôn được xác định là thời điểm khó nhất trong năm, bởi lẽ vì thời tiết vào cuối năm chuyển lạnh, không thuận lợi cho tôm sinh trưởng, dể nhiễm bệnh nên rủi ro khá cao. Vì thế, sự thành công của cả vụ nuôi quyết định phần lớn dựa vào kỹ thuật, kĩ năng chăm sóc và cách quản lý đàn tôm vô cùng quan trọng.

1. Cải tạo ao

  • Tháo cạn nước, vét bùn đáy ao để loại bỏ địch hại từ vụ trước.
  • Gia cố lại bờ ao: đắp lại bờ, lót bạc bờ ao (nếu có) để chống sạc lở, rò rỉ, hạn chế nước đục khi mưa, rào bờ ao xung quanh để hạn chế địch hại hoặc các kí chủ trung gian lây bệnh.
  • Bón vôi CaO liều 15 – 17 kg/100m3 (tùy vào độ pH mà tăng giảm lượng phù hợp).
  • Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì tiến hành cấp nước.

2. Xử lý nước cấp

  • Xử lý nước cấp vào ao lắng (Có chạy quạt): Cấp nước qua túi lọc vào ao lắng, dùng thuốc tím đánh diệt khuẩn kết hợp làm trong nước liều 10-15 ppm. Sau 2 ngày nước trong, dùng Nano Bạc diệt khuẩn lại liều 1 lít/500m3 nước.
  • Sau 1 ngày đánh Nano Bạc cho ao lắng thì tiến hành cấp nước vào ao nuôi đến 1.5m (có chạy quạt).

3. Gây màu nước

  • Sử dụng Nano Silic + Nan Bacillus để gây màu như sau:

Nano Silic: liều 500 ml/1000 m3 nước.

           + Nan Bacillus liều ủ: 1 gói/ 50L nước + 3 kg mật đường + 100 ml Nano Khoáng. Sục khí 24 giờ ngưng. Tạt: 10 lít/lần/1000 – 1500 m3 tạt buổi trưa.

  • Khi nước chuyển thành màu nâu trà thì tiến hành thả giống.

** Lưu ý: Không dùng phân gà hay phân chuồng để gây màu nước vì trong phân chứa nhiều vi khuẩn dể mang mầm bệnh nguy hiểm vào ao nuôi.

Nano Vietnam Technology

4. Chọn giống và thả tôm

  • Chọn tôm giống cơ sở uy tín nơi được cấp phép đúng theo quy định, tôm giống có kích thước đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn không dị tật, cong thân, màu sáng trong. Râu kéo thẳng dài tận đuôi, thức ăn đầy ruột. Xét nghiệm không bị nhiễm các bệnh đốm trắng, đầu vàng, taura, vibrio, v.v.
  • Thả tôm: Trước khi thả cần kiểm tra lại các chỉ số nước nuôi, nước có màu nâu nhạt, độ trong 30-40 cm.

+ pH từ 7.5 – 8.5 (Mức dao động < 0.5 trong ngày)

+ Kiềm: 120 – 180 mg/lít

+ Độ mặn: 6-12 ‰ (Tốt nhất>5‰)

+ NH3 <0.1mg/l

+ H2S < 0.03 mg/l

+ Oxy hòa tan > 5mg/l

  • Sau khi kiểm tra nước có đủ tiêu chí thì tiến hành thả tôm: mật độ thả trung bình 80 con/m2, thả mật độ cao 80-120 con/m2.
  • Chạy quạt trước khi thả giống liên tục 6 giờ để đảm bảo lượng oxy hòa tan.
  • Tạt Nano Khoáng + Nano Vitamin 2 giờ trước khi thả để hạn chế hao đầu con: Liều 100 ml/500 m3 nước.
  • Vận chuyển các túi tôm giống vào ao để thuần khoảng 30 phút, sau đó mới tiến hành thả tôm.

**Lưu ý: Nên thả tôm lúc trước khi có không khí lạnh khoảng từ 4 – 6 tuần. Thả tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát và thả hướng trên gió.

5. Chăm sóc và quản lý

5.1. Cho ăn

  • 2 ngày đầu thả giống, trộn vi sinh Nan Bacillus + thức ăn số 0 liều 100ml/kg thức ăn, tạt cho ao (gây màu, tạo thức ăn tự nhiên).
  • Sau khi thả tôm 2 -3 ngày dùng vó cho tôm ăn.
  • Cho ăn mỗi ngày Nano KhoángGanVitamin liều 5ml/kg thức ăn/cữ.
  • 2-3 ngày trộn Nan Bacillus liều 100ml/kg thức ăn/cữ.
  • 3-5 ngày trộn ăn Nano Copper liều 5ml/kg thức ăn để sổ kí sinh trùng.
  • Tôm được 15 ngày tiến hành đặt sàn ăn, tôm 25 ngày tuổi thì điều chỉnh lượng thức ăn dựa vào thời gian ăn hết thức ăn trong sàn.

Nano Vietnam Technology

5.2. Chất lượng nước

  • Chất lượng nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
  • Hằng ngày, cần kiểm tra:

+ pH, độ trong 2 lần/ngày, lúc 7 giờ sáng và 15 giờ chiều.

+ Độ kiềm, NH3 1 lần/ngày.

+ Nếu pH < 7.5 cần bón vôi CaO liều 7 – 10 kg/1000m3 nước.

+ Nếu pH cao: sử dụng mật đường 3 kg/1000m3 hoặc dùng Acid Acetic 3- 5 kg/1000m3 kết hợp sử dụng vi sinh Nan Bacillus liều 10L/1000m3 nước.

+ Xử lý kiềm thấp: sử dụng Dolomite hoặc CaCO3 liều 15 – 20 kg/1000m3 vào ban đêm.

+ Xử lý kiềm cao: Thay nước.

  • Thường xuyên bổ sung Nano khoáng liều 500ml/1000m3 nước và độ kiềm phải đảm bảo duy trì từ 120 mg/l trở lên bằng cách đánh vôi hoặc Dolomite.
  • 5-7 ngày dùng Nano Copper diệt khuẩn liều 1 lít/1500 m3, kết hợp cấy men vi sinh trở lại sau 48 giờ để tăng mật độ vi khuẩn có lợi.

Nano Vietnam Technology

5.3. Quản lý

  • Theo dõi tôm thường xuyên hoạt động bắt mồi, các biểu hiện bên ngoài như màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột,… nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
  • Chài tôm định kì 7-10 ngày/lần kiểm tra sức khỏe, tỷ lệ sống, trọng lượng cũng như sản lượng đàn tôm trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

6. Phòng bệnh

  • Tôm nuôi vụ đông là thời gian tôm dể nhạy cảm với bệnh do đó nên thường xuyên vệ sinh, sát trùng các dụng cụ nuôi.
  • Cần có ao lắng để xử lý nước thật kỹ trước khi cấp vào ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cho tôm.
  • Làm lưới chắn để phòng ngừa động vật trung gian lây truyền bệnh.

Phòng Kỹ thuật Nano Vietnam Technology

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật