Các nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng

Phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng

Phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng sẽ giúp cho sản lượng của tôm nuôi trồng tăng trưởng. Tôm sẽ khỏe mạnh và sinh sản nhân giống tốt. Giúp công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi và tránh tôm bị ảnh hưởng từ môi trường.

Thực trạng và các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho tôm vào mùa nắng nóng

Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi, làm tôm stress, chán ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng. Lượng oxy hòa tan giảm do tảo phát triển quá mức và khí độc tăng cao. Các biến động về pH, độ mặn, và độ kiềm khiến tôm dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra, nấm, vi khuẩn, và virus cũng là những nguy cơ tiềm ẩn luôn chờ điều kiện thích hợp để phát triển trong ao nuôi.

Nhiệt độ nước tăng cao

Ánh nắng mặt trời gay gắt làm tăng nhiệt độ nước trong ao, khi vượt quá ngưỡng chịu đựng tôm sẽ rơi vào trạng thái stress, chán ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Điều này làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm. Nặng hơn sẽ làm hệ miễn dịch tôm suy yếu là cơ hội cho các mầm bệnh tấn công.

Phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng
Chạy quạt là một trong biện pháp phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng hay được bà con nuôi tôm áp dụng. Ảnh: Phương Nghi

Giảm lượng oxy hòa tan

Nhiệt độ nóng cùng ánh nắng mạnh làm tảo phát triển quá mức như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… khi tảo tàn sẽ xảy ra tình trạng thiếu oxy trong nước cùng với các biến động về môi trường như pH, độ mặn, độ kiềm thay đổi dẫn đến sự tích tụ các khí độc như NH3, H2S, NO2.. làm lượng oxy hòa tan giảm, tôm dễ bị ngạt, suy yếu và mắc bệnh, thậm chí có thể gây chết.

Các mầm bệnh cơ hội

Môi trường nước bị ô nhiễm do sự phát triển của tảo hiện tượng tảo nở hoa, tảo tàn kèm theo nhiệt độ tăng khiến cho tôm hoạt động nhiều, dẫn đến mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều, lượng chất thải vì vậy cũng nhiều hơn. Điều này cũng tạo điều kiện lý tưởng cho các kí sinh trùng có hại, vi khuẩn, đặc biệt là Vibrio spp phát triển mạnh. Các bệnh thường gặp bao gồm bệnh gan tụy cấp (EMS), EHP, bệnh đầu vàng, bệnh đốm đen, đóng vỏ, nhiễm khuẩn, và đặc biệt là bệnh phân trắng – một bệnh rất thường gặp trong giai đoạn này.

Chăm sóc và phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng

Để giảm thiểu rủi ro từ các mầm bệnh và đảm bảo sức khỏe cho tôm tốt, bà con cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng như sau:

Giám sát chất lượng nước

Kiểm tra thường xuyên nhiệt độ và pH của nước để đảm bảo môi trường sống của tôm ổn định. Nếu có dấu hiệu thay đổi, cần điều chỉnh ngay để tránh tình trạng sức khỏe tôm suy yếu.

Kiểm tra nước nuôi thường xuyên để phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng.
Kiểm tra nước nuôi thường xuyên để phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng.

Che lưới lan để tránh nắng và hạn chế tảo phát triển. Kiểm tra mức oxy trong nước, sử dụng quạt để đảm bảo sự luân chuyển liên tục của nước tránh phân tầng nhiệt độ. Hệ thống sục khí phải duy trì mức oxy trên 4ppm.

Kiểm soát lượng thức ăn và mật độ tôm nuôi

Số lượng tôm trong ao nên thả nuôi ở mật độ vừa phải, nếu ao nuôi quá dày cần phải sang tôm để điều chỉnh lại mật độ cho phù hợp. Giảm lượng thức ăn cho tôm vào cữ trưa hạn chế thức ăn dư thừa tránh gây ô nhiễm nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chủ động diệt khuẩn định kỳ bằng Nano Đồng

Việc tiến hành diệt khuẩn định kì trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong suốt cả vụ, người nuôi cần phải chủ động xử lý trước khi mầm bệnh có nguy cơ bùng phát. Ngoài các bệnh được nêu trên thì phân trắng là bệnh thường xuyên gặp phải trong giai đoạn nắng nóng này do sự kết hợp của nhiều yếu tố như tảo độc hiện diện nhiều trong ao nuôi, kí sinh trùng và Vibrio spp phát triển mạnh.

Cần chủ động phòng bệnh cho tôm bằng Nano Copper Pro định kỳ 7 ngày/ lần tạt 1 lít/1000m3 và cho trộn cho tôm ăn 5ml/kg để phòng bệnh phân trắng và kí sinh trùng đường ruột.

Phòng ngừa EHP

Nắng nóng làm nước ao bốc hơi nhanh, độ mặn tăng cũng là điều kiện thuận lợi cho EHP gây bệnh. Để phòng ngừa và loại bỏ EHP đối với các ao nuôi sắp thả, bà con tạt Nano Herbal EHP trước khi thả tôm 3 giờ. Trong 60 ngày đầu, định kỳ 5-10 ngày tạt 1 lít/1000m³ nước.

Về đích nhờ áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng
Về đích nhờ áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng. Ảnh: nanovietnam.com

Bổ sung đạm dễ hấp thu cho tôm

Do tôm tiêu hao nhiều năng lượng ở nhiệt độ cao, do đó cần bổ đạm để tôm dễ tiêu hóa và hấp thu tốt rất quan trọng. Sử dụng Nan Protein để cung cấp đủ dinh dưỡng bao gồm đạm, chất xơ, beta-glucan, vitamin, thảo dược gan, khoáng đa vị lượng: Ca,Kali, Mg, Mn, P, Cobal, Silen, Cu, Zn… Vitamin: A, E, D3, K3, H, C, B6, B12,.. và enzyme tiêu hóa theo cách trộn như sau: pha 200ml Nan Protein với 1 lít nước, trộn đều cho 20kg thức ăn, bỏ vào bao và buộc kín miệng, ủ từ 12 – 18 giờ trước khi cho tôm ăn.

Phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng rất quan trọng nhằm giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho tôm nuôi. Do đó, việc chăm sóc đúng cách và áp dụng đúng kỹ thuật các biện pháp phòng ngừa được nên trên sẽ giúp bà con nuôi tôm đạt hiệu quả cao trong mùa nắng nóng.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật