CÁCH XỬ LÝ KHI TÔM BỊ NHIỄM EHP?

EHP là gì?
EHP thuộc một trong top những loại bệnh phổ biến trên tôm nuôi, bệnh này không gây chết hàng loạt. Tuy nhiên sẽ làm tôm tăng trưởng chậm, kích cỡ không đồng đều, giảm năng suất thu hoạch đáng kể, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi tôm.
Nguyên nhân dẫn đến tôm bị nhiễm EHP?
Thực tế cho thấy các nguyên nhân thường gặp đẫn đến đàn tôm dể bị nhiễm EHP là:
–    Ao nuôi chưa được cải tạo tốt và đã có mầm bệnh sẳn trong ao.
–    Sử dụng nguồn tôm giống chưa qua xét nghiệm PCR các bệnh: EMS, đốm trắng, EHP,…
–    Sử dụng nguồn thức ăn tươi sống như giun tơ, artermia đông lạnh,… chưa qua xử lý.
–    EHP bị nhiễm trong môi trường nước gần nơi nuôi trồng thủy sản.
–    Tôm bố mẹ đã bị nhiễm EHP.
Cơ chế hoạt động của EHP
–    EHP trong môi trường tồn tại ở dạng bào tử, chúng có khả năng lây nhiễm > 1 năm trong điều kiện có nước, bào tử sẽ được kích hoạt khi gặp yếu tố môi trường thích hợp và xâm nhiễm vào tế bào vật chủ.
Tôm nhiễm bệnh từ thức ăn tươi sống bị nhiễm sẳn EHP, do ăn thịt lẫn nhau hoặc ăn phải bào tử EHP có trong nước. Khi EHP xâm nhập vào ruột, chúng bắt đầu lây nhiễm vào các tế bào gan, số lượng bào tử được nhân lên trong tế bào chủ và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác. Dẫn đến gan tụy bị tổn thương tôm phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc kích thích hệ thống miễn dịch để đối phó với EHP.
–    Bên cạnh đó, gan tôm phải liên tục làm việc để sản xuất và giải phóng các bào tử này, khiến các tế bào gan bị bong tróc cùng với mãnh vụn của các tế bào bị ly giải tích tụ trong ruột làm phân tôm có màu trắng (bệnh phân trắng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa, tôm sẽ kém ăn và dẫn đến chậm tăng trưởng.
Cách nhận biết tôm bị nhiễm EHP 
–    Biểu hiện thường thấy nhất khi tôm bị nhiễm EHP là chậm lớn sau một khoảng thời gian nuôi thường là 30 ngày.
–    Kém ăn, khẩu phần ăn không tăng sau nhiều ngày.
–    Chậm lột xác và lớn không đáng kể sau lột xác.
–    Ruột tôm rỗng, phân có màu trắng.

Nano Vietnam Technology

Hoạt chất bất hoạt EHP
Nhận thấy những ảnh hưởng nặng nề mà EHP gây ra, trong nhiều năm trở lại đây, Nano Việt Nam Technology đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công NANO HERBAL EHP được tổng hợp từ các hoạt chất thảo dược giúp gây ức chế EHP, làm lệch hướng di chuyển của bào tử, không cho chúng xâm nhập vào tế bào gan tôm.
–    Chất Artemisinin chiết xuất từ ngãi cứu: Đặc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
–    Chất Andrographis paniculate chiết xuất từ xuyên tâm liên: Diệt khuẩn mạnh, làm tăng hoạt động của tế bào bạch cầu, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm.
–    Chất Glycoalcaloid chiết xuất từ cà gai leo: Điều trị các bệnh virus trên gan, cải thiện miễn dịch, giúp tăng cường chức năng gan.
Cơ chế của Artemisinin và Andrographis paniculate khi kết hợp sẽ làm mất phương hướng, ngăn chặn quá trình nhân đôi của EHP trong tế bào gan tôm, khoảng thời gian từ 24-36 giờ sống ngoài môi trường nước ao, EHP sẽ giảm mật độ và không còn gây hại cho tôm.
Cách sử dụng Nano Herbal EHP
–    Tạt phòng EHP trước khi thả tôm: 3 giờ.
–    Trong thời gian 60 ngày đầu, định kỳ 5 – 10 ngày tạt 1 Lít /1000m3 nước.
–    Trường hợp kiểm tôm đã bị nhiễm EHP rồi nhưng tôm còn nhỏ và đang lớn tốt, ruột gan còn đẹp chưa chuyển sang bệnh khác: Tạt 2 nhịp liên tiếp vào 2 buổi tối. Liều 1 Lít /1000m3, sau 5 ngày tạt lại.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật