EHP là dịch bệnh nghiêm trọng thường xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng, loại bệnh này khó can thiệp và phòng ngừa. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ nano thảo dược được xem là xu hướng phòng ngừa hiệu quả bệnh trên tôm, hứa hẹn là giải pháp thay thế các hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm.
EHP và các biện pháp phòng ngừa
EHP là gì?
EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei gây ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, khiến tôm chậm lớn, thậm chí ngừng lớn. EHP thường ký sinh trên gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy cản trở tôm hấp thụ dinh dưỡng và khiến chúng còi cọc, suy giảm sức đề kháng.
Cơ chế gây bệnh EHP
Không giống các kí sinh trùng nội bào khác, vi bào tử trùng EHP được bao quanh bởi vách bào tử gồm lớp ngoài (exspore) dày 10 nm và lớp trong (endospore) dày 2 nm. Bên cạnh đó, vách bào tử còn bảo vệ các thành phần khỏi điều kiện khắc nghiệt, giúp chúng có khả năng chống chịu được với môi trường trong quá trình giải phóng/phát tán. Chúng bám vào và ký sinh trong gan, tụy hút các chất dinh dưỡng làm tôm chậm phát triển, từ đó cũng phát sinh ra các bệnh khác.
Bệnh Vi bào tử trùng (EHP) có hai nguồn lây nhiễm:
Từ trong môi trường: Chúng ký sinh trên các vật chủ khác như cá, hàu, nghêu, sò,… phát triển và phát tán ra môi trường là nguồn lây nhiễm chủ yếu.
Từ nguồn tôm giống: Nguồn tôm bố mẹ mang mầm bệnh và lây cho tôm giống, do đó khi lấy giống nuôi phải kiểm tra kỹ bằng PCR (cỡ tôm phải PL12 – PL15). Tôm giống càng lớn kiểm tra càng chính xác, tôm càng nhỏ kiểm tra không chính xác.
EHP là bệnh gây suy giảm miễn dịch ảnh hưởng tiêu cực đến sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn mà không có những thay đổi viêm nhiễm trên tôm. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa EHP và vi khuẩn gây ra u hạt làm tăng tính nhạy cảm với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Tôm khi nhiễm EHP, mặc dù không gây chết hàng loạt nhưng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và mang lại nhiều rủi ro lớn cho người nuôi, đồng thời tăng chi phí sản xuất gây thiệt hại kinh tế cho các trang trại nuôi tôm.
Biện pháp phòng ngừa EHP
Diệt khuẩn nguồn nước nuôi
Calcium hypochloride (chlorine) ở nồng độ 30 mg/l (ppm) dùng xử lý nước có hiệu quả đối với bào tử microsporidian. Tuy nhiên, một số bào tử vi bào tử trùng vẫn sống sót bất chấp tác dụng của chlorine (Limsuwan và cộng sự, 2008). Hàm lượng cao của cặn bã và vật chất hữu cơ có thể làm giảm độc lực của chlorine và qua đó cũng giảm tác dụng tiêu diệt các giai đoạn cảm nhiễm của vi bào tử trùng.
pH cao cũng là nguyên nhân làm giảm độc lực của chlorine (Zillich, 1972; Floyd, 1979). Giải pháp ngăn ngừa bệnh này bao gồm cả việc loại bỏ những vật chủ trung gian mang mầm bệnh đặc biệt là các loài cá trong những vùng nuôi tôm đã bùng phát bệnh trước khi thả giống.
Chọn con giống
Chọn mua con giống sạch bệnh EHP bằng cách kiểm tra PCR tôm giống tuổi ≥ PL12, chiều dài cơ thể ≥ 11mm.
Sử dụng sản phẩm phòng trị bệnh
Hiện nay, việc sử dụng thảo dược đang được quan tâm trong nuôi trồng thủy sản. Các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược được ghi nhận là liệu pháp thay thế cho một số loại thuốc và hóa chất giúp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, bằng công nghệ hiện đại, các chiết xuất thảo dược được bào chế dưới dạng nano, có hoạt tính sinh học mạnh đã mang lại hiệu quả nhanh gấp nhiều lần. Ngoài ra, các sản phẩm thảo dược còn có ưu điểm không chứa hóa chất độc hại, không ảnh hưởng đến môi trường, con người và vật nuôi.
Nano Herbal EHP – sản phẩm phòng ngừa EHP hiệu quả
Nano Herbal EHP tổng hợp Artemisinin từ cây Artemisia (ngãi cứu), Andrographis paniculate từ cây Aster scaber (xuyên tâm liên) và hoóc-môn thu hút hướng dịch chuyển của vi bào tử trùng EHP, đưa về kích thước nano bằng công nghệ Gamma.
Cơ chế ức chế EHP
EHP sống ký sinh trong vật chủ như: Nghêu, hàu, ốc, hến hay các loại cá nuôi như cá chẽm, cá rô phi, chúng phóng thích ra môi trường các microsporidian… Khi nước nuôi tôm không xử lý triệt để chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể tôm. EHP tập trung vào gan, tụy hút dinh dưỡng của tôm, sinh sản những ổ trứng trong gan làm sưng gan dẫn đến vỡ ra và phát tán trong môi trường, lây lan trong môi trường ao nuôi gây nên những bệnh phổ biến: Chậm lớn, phân trắng, trống ruột, đục cơ, rớt đáy.
Hóoc-môn thu hút EHP trong môi trường ao nuôi và trong tôm ra ngoài, đồng thời kích thích sự nảy mầm của bào tử, bào tử sẽ tạo ra vòi để truyền vật chất vào tế bào chủ ảo nên dễ dàng tiếp xúc với Artemisinin và Andrographis paniculate.
Với ưu điểm của Artemisinin và Andrographis paniculate ở cấu trúc nano sẽ xâm nhập nhanh vào cơ thể EHP, khiến chúng hoạt động quá mức, mất phương hướng, không thể xâm nhập vào tôm. Khi EHP sống ngoài môi trường nước ao nuôi chỉ khoảng 24h – 36h và sẽ giảm mật độ không còn gây hại cho tôm.
Dựa trên cơ chế nêu trên, khi nuôi tôm, thả giống xong ngày thứ 2 cho 1ppm Nano Herbal EHP và sau 5-7 ngày nuôi cho 1 lần, chỉ nên cho trong 60 ngày nuôi, vì sau 60 ngày nuôi tôm đã lớn kích thước trung bình cá thể trên 12g, tôm khỏe mạnh sức đề kháng tốt khó bị nhiễm EHP. Khi kiểm tra tôm nuôi thường hay bị nhiễm sau khi nuôi trên 30 ngày tuổi.
Hiện nay, Nano Herbal EHP được Nano Việt Nam Technology nghiên cứu và sản xuất đã mang lại hiệu quả phòng trị bệnh EHP trong suốt vụ nuôi. Thạc sĩ Phạm Văn Tình – nguyên Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã sử dụng sản phẩm Nano Herbal EHP đưa vào quy trình phòng trị bệnh EHP ở các trại nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre và nhận thấy hiệu quả phòng bệnh rất cao của sản phẩm này. Thực tế cho thấy, có những ao tôm nhiễm EHP nhưng sau khi sử dụng Nano Herbal EHP thì tôm đã cải thiện được tình trạng bệnh và thu hoạch an toàn.