Gio Linh: Khoảng 8,5 tạ thủy sản bị thiệt hại do mưa lũ

Chiều nay 13/6, Chủ tịch UBND xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Đức Phới cho hay, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, mưa lớn kéo dài liên tục trong những ngày qua đã gây thiệt hại nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản và nông sản của người dân trên địa bàn.

Số cá của anh Thọ bị chết do nước lũ – Ảnh: T.T

Cụ thể, mưa lớn, nước sông dâng cao và chảy xiết đã khiến khoảng 7 tạ cá vược và cá hồng mỹ giống; khoảng 1,5 tạ cá vược và hồng mỹ trưởng thành; 500 con tôm hùm giống nuôi trong lồng bè của anh Nguyễn Thiên Thọ, ở thôn Nam Sơn bị chết.

Trao đổi với phóng viên, anh Thọ kể: “Tôi nuôi cả cá hồng mỹ, cá vược và tôm hùm trong 3 lồng, 1 bè, dự kiến vài tháng nữa là thu hoạch. Nước sông về quá nhanh và chảy xiết nên tôi không kịp kéo lồng bè vào. Nước lũ kèm theo rều rác nhiều khiến tôm, cá bị chết hết. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 100 triệu đồng. Hiện, tôi vẫn chưa thể kéo các lồng bè vào được mà chỉ mới vớt được một ít cá”.

Lực lượng chức năng phối hợp, hỗ trợ người dân thu hoạch nông sản bị ngập - Ảnh: T.T

Lực lượng chức năng phối hợp, hỗ trợ người dân thu hoạch nông sản bị ngập – Ảnh: T.T

Mưa lớn kéo dài cũng làm hơn 5 ha lúa mới gieo ở thôn Thủy Bạn; hơn 60 ha hoa màu, nông sản ở các thôn: Thủy Bạn, Cang Gián, Hà Lợi Trung… bị ngập úng.

Ông Phới cho biết thêm: “Trước tình hình đó, xã đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp hỗ trợ người dân thu hoạch một số loại nông sản bị ảnh hưởng. Đồng thời, báo cáo tình hình thiệt hại lên cấp trên để có hướng xử lý, hỗ trợ”.

 

Trần Tuyền – Báo mới

Bài viết liên quan

Làm chủ công nghệ nuôi cá chim vây vàng trên biển

Sau thời gian tiếp nhận quy trình và ươm nuôi cá chim vây vàng, đến nay, Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Phú Yên do Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (TP Tuy Hòa) chủ trì thực hiện, đã làm chủ được công nghệ giống và công nghệ nuôi cá chim vây vàng, một loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng nuôi công nghiệp bằng lồng HDPE trên các vùng biển của tỉnh.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật