Kiên Giang đặt mục tiêu 830.000 tấn thủy sản

Kiên Giang đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đạt sản lượng thủy sản trên 830.000 tấn, trong đó khai thác đạt 420.000 tấn và nuôi trồng hơn 410.000 tấn.

Kiên Giang tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ngư dân phát triển nuôi biển công nghệ cao để gia tăng sản lượng, giảm áp lực khai thác, từ đó phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ngư dân phát triển nuôi biển công nghệ cao để gia tăng sản lượng, giảm áp lực khai thác, từ đó phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phù Vĩnh Thái, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Kiên Giang, cho biết, đơn vị đã có kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo chỉ tiêu phát triển thủy sản năm 2025 được cấp trên giao.

Theo đó, sản lượng thủy sản cả năm là 830.300 tấn, đã được điều chỉnh tăng thêm 10.000 tấn so với kế hoạch đầu năm. Trong khi sản lượng thủy sản khai thác chỉ điều chỉnh nhẹ, quanh mức 420.000 tấn thì thủy sản nuôi trồng được điều chỉnh tăng mạnh, diện tích thả nuôi đạt 325.000ha, tăng trên 14.000ha, sản lượng thu hoạch 410.300 tấn, tăng trên 10.000 tấn. Riêng sản lượng tôm nuôi nước lợ được điều chỉnh tăng từ 145.000 tấn lên 155.000 tấn.

Sản lượng thủy sản được điều chỉnh tăng thêm này nhằm đóng góp giá trị cho tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Môi trường, sau khi Tỉnh ủy Kiên Giang có kết luận điều chỉnh một số chỉ tiêu, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND tỉnh, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 8% trở lên (trước đó là từ 7,5% trở lên).

Cùng với việc hỗ trợ ngư dân khai thác đạt hiệu quả, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang sẽ tăng cường xử lý tàu cá vi phạm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng trữ lượng nguồn lợi thủy sản nhằm tăng năng suất đánh bắt. Ảnh: Trung Chánh.

Cùng với việc hỗ trợ ngư dân khai thác đạt hiệu quả, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang sẽ tăng cường xử lý tàu cá vi phạm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng trữ lượng nguồn lợi thủy sản nhằm tăng năng suất đánh bắt. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Thái, đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, cần theo dõi và nắm chắc về tình hình, diễn biến thời tiết cũng như thông tin về nguồn lợi thủy sản, ngư trường khai thác, mùa vụ khai thác để kịp thời cung cấp cho ngư dân. Tổ chức khai thác thủy sản theo chuỗi và theo nhóm, tổ, đội để hỗ trợ nhau.

Cùng với đó là tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác hủy diệt, tận diệt, khai thác sai vùng…

Nuôi trồng thủy sản, tập trung phát triển theo từng loại hình, đối tượng nuôi. Đặc biệt là tăng diện tích, tăng lượt thả nuôi với các đối tượng nuôi có tiềm năng, lợi thế như tôm nước lợ, cá biển, thủy sản đặc sản nước ngọt. Trong đó, nuôi tôm nước lợ với các loại hình khác nhau, nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi quảng canh cải tiến, tôm – lúa, tôm – rừng. Thả nuôi với mật độ vừa phải, đảm bảo chăm sóc tốt, nuôi tôm cỡ (size) lớn nhằm tăng sản lượng và lợi nhuận.

Tôm nước lợ được xác định là đối tượng nuôi có lợi thế của tỉnh Kiên Giang, được điều chỉnh tăng mạnh cả về diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch. Ảnh: Trung Chánh.

Tôm nước lợ được xác định là đối tượng nuôi có lợi thế của tỉnh Kiên Giang, được điều chỉnh tăng mạnh cả về diện tích thả nuôi và sản lượng thu hoạch. Ảnh: Trung Chánh.

Nuôi cua biển với đa dạng các hình thức nuôi chuyên, nuôi kết hợp cua – tôm – lúa, cua – tôm, cua – tôm – rừng… Thực hiện nuôi vỗ từ cua thịt sang cua gạch để tăng giá trị cũng như lợi nhuận của người nuôi. Nuôi nhuyễn thể với các đối tượng có tiềm năng giá trị kinh tế của tỉnh như sò huyết, sò lông, nghêu lụa, hến biển, ốc hương, ngọc trai.

Nuôi biển với các các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng… Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi các hình thức nuôi truyền thống sang lồng nuôi HDPE, nuôi xa bờ, nuôi công nghệ cao. Tăng cường liên kết để giảm chi phí và giá thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để tạo thuận lợi và tăng lợi nhuận của người nuôi.

Kiên Giang tăng cường tập huấn, hướng dẫn ngư dân nuôi thủy sản áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, các biện pháp phòng trị bệnh trên động vật thủy sản nuôi; triển khai các mô hình nuôi thủy sản ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bài viết liên quan

Làm chủ công nghệ nuôi cá chim vây vàng trên biển

Sau thời gian tiếp nhận quy trình và ươm nuôi cá chim vây vàng, đến nay, Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Phú Yên do Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (TP Tuy Hòa) chủ trì thực hiện, đã làm chủ được công nghệ giống và công nghệ nuôi cá chim vây vàng, một loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng nuôi công nghiệp bằng lồng HDPE trên các vùng biển của tỉnh.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật