Bước tiến trong phòng trị IHHNV trên tôm

Bệnh IHHNV trên tôm
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô IHNNV gây ảnh hưởng đáng kể cho những người nuôi hiện nay.

IHHNV là một trong những mối lo ngại lớn trong ngành nuôi tôm bởi bệnh này gây thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng kinh tế đáng kể cho những người nuôi hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Nano Việt Nam Technology đã phát triển một giải pháp giúp ngăn chặn và kiểm soát hiệu quả bệnh IHHNV trên tôm.

IHHNV là gì?

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infection with infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus – IHHNV) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do tác nhân virus IHHNV gây ra, thuộc giống Parvovirus, họ Parvoviridae.

IHHNV là loại virus nhỏ có kích thước 20 – 22nm với bộ gen được cấu tạo từ phân tử DNA sợi đơn (ssDNA), không vỏ bọc và có dạng hình thoi.

Đặc điểm dịch tễ

Virus IHHNV có ít nhất 4 type bao gồm: Type 1 (Châu Mỹ và Đông Á, chủ yếu là Philippines), type 2 (Đông Nam Á), type 3A (Đông Phi, Ấn Độ, Úc) và tpye 3B (Tây Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).

Trong đó, virus thuộc type 1, 2 thường gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Còn type 3 không gây bệnh nhưng một số trình tự gen di truyền của virus có thể chèn vào gen di truyền của vật chủ. Vì vậy sẽ gây nên hiện tượng dương tính giả khi xét nghiệm nếu không phân biệt được chính xác do type 1,2 hay 3 gây bệnh.

Ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng bệnh gây tỷ lệ dị hình cao, làm cong chủy, cong thân. Tỷ lệ chết ít nhưng làm tôm chậm lớn, cơ quan đích của virus nhắm tới là mang, biểu mô dưới vỏ, các mô liên kết, mô tạo máu, tuyến anten, cơ quan lymphoid và dây thần kinh dưới bụng. IHHNV lây nhiễm ở tất cả các giai đoạn sống của tôm bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm nhỏ và tôm bố mẹ.

Các tác động mà IHHNV gây thiệt hại trong ngành nuôi tôm bao gồm làm giảm tỷ lệ sống, giảm tăng trưởng, kích thước kém đồng đều khi thu hoạch, tỷ lệ dị hình ở tôm cao nên làm giảm giá trị tôm khi thu hoạch.

Triệu chứng bệnh

Virus gây bệnh IHHNV trên tôm
Các triệu chứng bên ngoài của virus gây bệnh hoại tử cơ tạo máu và biểu mô trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei .
Trong mẫu vật bên trái, phần chủy bị uốn cong về bên trái. Mẫu vật bên phải, chủy bị biến dạng nhăn nheo, giòn và phần lớn bị gãy.

Các triệu chứng bên ngoài của virus gây bệnh hoại tử cơ tạo máu và biểu mô trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei .

Trong mẫu vật bên trái, phần chủy bị uốn cong về bên trái. Mẫu vật bên phải, chủy bị biến dạng nhăn nheo, giòn và phần lớn bị gãy.

Đối với tôm thẻ chân trắng khi bị nhiễm IHHNV thường thấy các dị tật như chủy cong hoặc bị nhăn nheo, gây biến dạng lớp vỏ kitin, râu, vùng đốt ngực và vùng bụng. Ở vùng cơ bụng và cơ đuôi thường có màu trắng đục do bị tổn thương và hoại tử.

Bệnh IHHNV làm tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều thường xảy ra sau 30 ngày nuôi, gây chết rãi rác nên tỷ lệ chết tập trung cao vào cuối vụ.

Còn đối với tôm sú thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số trường hợp nhiễm cấp tính với IHHNV cũng làm tôm chậm lớn và tạo ra các biến dạng ở vỏ như chủy ngắn, biến dạng lớp kitin có thể dể dàng quan sát được.

Giải pháp phòng IHHNV

Phòng bệnh IHHNV không chỉ đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ khâu chọn giống đến kĩ thuật nuôi trong suốt cả vụ mà còn kết hợp sử dụng các phương pháp công nghệ mới giúp ngăn chặn và kiểm soát mầm bệnh tốt hơn.
Giải pháp kết hợp sản phẩm công nghệ Nano Silver (Nano Bạc) và Nano Copper Pro (Nano Đồng) trong quá trình nuôi tôm không chỉ giúp đối phó với IHHNV một cách hiệu quả mà còn đảm bảo tôm nuôi luôn khỏe mạnh và đạt được chất lượng tốt.

Giải pháp phòng bệnh IHHNV
Giải pháp kết hợp sản phẩm công nghệ Nano Silver và Nano Copper Pro giúp đối phí IHHNV một cách hiệu quả

Nano Bạc: Giúp tiêu diệt sạch các mầm bệnh có trong nước, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi với liều chỉ cần 500ml cho 1000m3 nước, dùng trước thả giống và định kì trong chu trình nuôi.

Nano Đồng: Tiêu diệt có chọn lọc các mầm bệnh gây hại đảm bảo sức đề kháng cho tôm, kiểm soát tốt IHHNV với liều 1 lít cho 1000m3 nước, định kì 5-7 ngày/lần giúp quá trình phòng bệnh hiệu quả.

Farm nuôi Đại lý Trọng Tài, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã sử dụng hai sản phẩm Nano Bạc và Nano Đồng trong các vụ nuôi vừa qua để phòng ngừa dứt điểm được bệnh hoại tử cơ quan tạo máu trên tôm. Đem lại những vụ tôm thành công cùng với nhiều hộ nuôi tại Phù Mỹ tỉnh Bình Định.

Ngoài sự hỗ trợ từ hai sản phẩm trên bà con cũng cần lựa chọn nguồn con giống khỏe mạnh ở những trang trại uy tín có các chứng nhận sản xuất giống, cần kiểm tra tôm thường xuyên, theo dõi và quản lý tốt các chỉ số môi trường nước trong quá trình nuôi kết hợp để bảo vệ toàn diện cho đàn tôm khỏi IHHNV từ giai đoạn đầu thả giống cho đến cuối vụ.

Bài viết liên quan

Làm chủ công nghệ nuôi cá chim vây vàng trên biển

Sau thời gian tiếp nhận quy trình và ươm nuôi cá chim vây vàng, đến nay, Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Phú Yên do Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (TP Tuy Hòa) chủ trì thực hiện, đã làm chủ được công nghệ giống và công nghệ nuôi cá chim vây vàng, một loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng nuôi công nghiệp bằng lồng HDPE trên các vùng biển của tỉnh.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật