Tác dụng của đồng trong nuôi trồng thủy sản?

nano đồng trong ntts

Sơ lược các dạng đồng trong NTTS

Đồng là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong quá trình phát triển của thực vật cũng như trên động vật. Trong NTTS, hiện nay đồng được sử dụng chủ yếu dưới hai dạng đồng sunfat và đồng nano.

Đồng sunfat là hợp chất vô cơ có công thức CuSO4, chất bột màu trắng khi kết hợp với hơi ẩm từ không khí đồng sẽ trở thành màu xanh lam. Trong nghề nuôi tôm, đồng sunfat được biết đến là loại hóa chất xử lý nước được sử dụng rộng rãi vào các khâu: Khử khuẩn, diệt tảo, diệt các loài nhuyễn thể có hại trong ao, xử lý các bệnh kí sinh trùng,…

Tuy nhiên việc sử dụng đồng sunfat vẫn còn những hạn chế lớn bởi mức độ nguy hiểm cao đặc biệt đối với những ao tôm còn nhỏ. Ngưỡng gây chết của đồng sunfat đối với động vật thủy sản rất khó kiểm soát khi sử dụng liều vượt mức an toàn và dể để lại dư lượng đồng trong ao nuôi cho vụ mùa sau.

Đồng nano là sản phẩm được chiết tách bằng công nghệ Gamma hiện đại theo cơ chế vật lý không sử dụng hóa chất, đảm bảo kích thước hạt siêu nhỏ và có độ tinh khiết cao. Tác động trước tiếp lên màng tế bào phá vỡ cấu trúc di truyền của vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm tăng mức độ hiệu quả mà không gây độc đối với tôm giống khi sử dụng liều cao.

Nano Vietnam Technology

Ưu điểm vượt trội của Nano Đồng so với Đồng Sunfat

Nano đồng có khả năng diệt hầu hết các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.

  • Không gây chết tảo.
  • Hiệu quả nhanh và an toàn đối với tôm giống.
  • Không gây hiện tương kháng kháng sinh trong chăn nuôi.
  • Không gây độc hại, tồn dư lượng chất độc trong ao nuôi và sản phẩm thủy sản.

Cách sử dụng Nano Đồng cho động vật thủy sản

Xử lý nước

  • Ao lắng: 1L/1000 m3 nước, xử lý buổi tối 12 giờ sau cấp nước.
  • Ao nuôi: 1L/1500 m3 nước, 7 ngày/lần.

Cho ăn

  • Diệt khuẩn đường ruột: 5 ml/kg thức ăn, 2 lần/ngày, dùng 2 ngày.
  • Kiểm soát khuẩn đường ruột: 6 ml/kg thức ăn, 7 ngày/lần.

Bài viết liên quan

Làm chủ công nghệ nuôi cá chim vây vàng trên biển

Sau thời gian tiếp nhận quy trình và ươm nuôi cá chim vây vàng, đến nay, Dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Phú Yên do Công ty CP Thủy sản Tôm Vàng (TP Tuy Hòa) chủ trì thực hiện, đã làm chủ được công nghệ giống và công nghệ nuôi cá chim vây vàng, một loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng nuôi công nghiệp bằng lồng HDPE trên các vùng biển của tỉnh.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Bài viết mới nhất

Sản phẩm nổi bật