Đục nước cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng so với các chỉ tiêu môi trường khác như nhiệt độ, pH, NH3,… mà người nuôi cần phải kiểm soát. Tuy không gây ảnh hưởng trước tiếp nhưng độ đục cũng có thể gây nên những tác hại một cách âm thầm mà người nuôi khó nhận biết được.
Độ đục là gì?
Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời bởi các vật chất có trong nguồn nước như: hạt lơ lửng, bùn, đất sét, rêu, tảo, các sinh vật phù du và những mãnh vụng của vật chất hữu cơ đang phân hủy,….
Độ đục càng cao cho thấy sự hiện diện của các chất lơ lững này càng nhiều, gây những ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hại cho tôm nuôi.
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, độ đục nước ao thích hợp nên ở mức 20 – 50cm, thời điểm kiểm tra độ đục tốt nhất là vào lúc trời quang, lặng gió và được đo ở nhiều vị trí ao nuôi nhằm tránh động nước để có kết quả chính xác nhất.
Một số nguyên nhân gây đục nước ao nuôi
Đục do mùn bã hữu cơ (thường có màu nâu sẫm)
Mùn bã hữu cơ hình thành từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ như xác tảo, thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm lột,… tích tụ dưới đáy ao trong quá trình nuôi.
Mặc khác, tôm thường hoạt động nhiều dưới đáy sẽ tạo nên những chuyển động cộng với dòng chảy của nước do quạt hoặc vì một nguyên nhân nào đó đã khiến lượng mùn bã này bị khuấy lên gây nên tình trạng đục nước.
Đục do khoáng (thường có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ)
Thường chủ yếu xảy ra do không xử lý tốt nguồn nước cấp vào ao, nước chứa hàm lượng phù sa lớn dẫn đến ao nuôi bị đục hoặc ở các ao đất, ao không lót bạt khi mưa kéo dài đất bị rửa trôi và hòa vào nước ao.
Đục do sinh vật phù du (thường có màu xanh sẫm)
Đối với giai đoạn đầu thả giống, sinh vật phù du là nguồn thức ăn quan trọng đối với tôm, tuy nhiên qua thời gian nuôi thì lượng sinh vật phù du ngày càng nhiều. Đặc biệt là tảo phát triển ngày càng dày đặc hơn dẫn đến đục nước nếu không được kiểm soát tốt.
Trường hợp này thường khó xử lý hơn đục do mùn bã và khoáng chất vì nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến hiện tượng sụp tảo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm trong ao nuôi.
Ảnh hưởng của độ đục đến sự phát triển của tôm
Khi độ đục cao, lượng ánh sáng thâm nhập vào thủy vực ít dẫn đến cường độ quang hợp của các thực vật phù du giảm gây nên tình trạng thiếu oxy đáy ao và tảo kém phát triển.
Lượng phù sa lắng đọng trên các nền đáy, phủ đầy trên mang tôm gây tổn thương, cản trở quá trình hô hấp dẫn đến tôm bị thiếu oxy và cường độ bắt mồi giảm.
Mặt khác khi độ đục trong ao kéo dài sẽ là nơi tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm mà người nuôi khó có thể quan sát được.
Biện pháp khắc phục đục nước ao nuôi
Chủ động phòng tránh đục nước bằng cách thiết kế các hệ thống lắng lọc để xử lý kỹ nguồn nước cấp vào ao.
Thiết kế hệ thống quạt khí và hố xi-phong nhằm tập trung lượng mùn bã tại một điểm để dể quản lý.
Tạo các rãnh thoát nước trên bờ ao để ngăn chặn lượng nước mưa cuốn trôi các bùn đất và mầm bệnh xuống ao nuôi.
Kiểm soát tốt và hạn chế lượng thức ăn dư thừa tích tụ, xi-phong và vệ sinh ao nuôi thường xuyên kết hợp sử dụng Nano Aquaras để đẩy nhanh tốc độ lắng nhờ chứa thành phần chitosan – chất keo lắng tụ vượt trội trong việc xử lý các mùn bã hữu cơ không gây độc hại và phân hủy sinh học một cách dể dàng.
Cơ chế lắng tụ độ đục của chitosan có trong Nano Aquaras
Chitosan được nghiên cứu hoạt động tốt trong môi trường kiềm do vậy việc áp dụng để loại bỏ độ đục trong ao nuôi tôm là vô cùng hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy khả năng loại bỏ đục của chitosan lên đến 97,5% khi pH ở 8.1.
Chitosan có trong Nano Aquaras khi sử dụng sẽ tạo ra các bông cặn có kích thước lớn và tốc độ lắng nhanh hơn nhờ khả năng hấp phụ mạnh mẻ, khả năng tạo phức giúp đông tụ các chất lơ lững và lực hút tĩnh điện do chứa nhóm đyroxyl và sự proton hóa của nhóm amino có trong thành phần.
Chính vì vậy mà Nano Aquaras có hiệu quả cao hơn so với các chất lắng tụ khác trong việc loại bỏ độ đục của nước nhờ đặc tính tạo phức. Không chỉ giúp loại bỏ được nhiều kim loại nặng độc hại như molypden, asen, cadmium, crom, chì và coban,…tồn đọng trong môi trường ao nuôi mà còn không gây độc và có thể phân hủy sinh học một cách an toàn.
Trong xử lý nước thải
Chitosan được sử dụng rộng rãi như một chất hấp phụ các chất ô nhiễm trong nước, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng chitosan để xử lý nước thải. Ví dụ như thí nghiệm của Chung el al (2005) đã nghiên cứu sử dụng chitosan để hấp thu độ đục và cho kết quả thu được là 87,7% độ đục, 62,6% SS; 52,3% BOD; 62,8%COD; NH3 99,1 % ; 99,1% PO43 và 99,998% vi khuẩn có trong ao nuôi.
Nghiên cứu của Jha el al (1988) sử dụng chitosan để hấp thu cadmium (Cd) ở pH 6,5 nồng đồ ban đầu của Cd là: 1,5; 5,0; 10,0mg/l. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ hấp thu là rất nhanh chóng ở 4 giờ sau đó, hiệu suất giảm đi khi thời gian hấp thu tăng.
Cách sử dụng Nano Aquaras trong nuôi tôm
Nano Aquaras sử dụng hiệu quả trong khâu xử lý nước ban đầu cho ao nuôi theo hướng dẫn như sau:
- Bơm nước vào ao lắng xử lý 1ppm Nano Aquaras, sau 10 giờ nước được lắng trong. (Lưu ý: Không cần xứ lý thuốc tím hay Poly aluminium chloride).
- Sau đó chuyển qua ao xử lý và diệt khuẩn bằng Chlorine 30ppm với pH nước là 7.0 – 7.3 (nếu nước pH = 8 phải dùng 45ppm chlorine) hay Nano Silver với liều 1ppm.
Trong suốt quá trình nuôi, khi nước ao bị đục thì dùng Nano Aquaras liều 1 ppm để xử lý.